Khi xuất nhập khẩu hàng hóa, chủ hàng lựa chọn Hãng Vận Chuyển Quốc Tế dựa theo tiêu chí giá cước, dịch vụ, thời gian vận chuyển hay thương hiệu…?
Chọn một hãng vận chuyển hàng hóa, đặc biệt vận chuyển quốc tế là một quyết định đầy thách thức đối với nhiều nhà quản lý. Ngoài các yếu tố rõ ràng như dịch vụ tại các đầu cảng và giá cước, còn có nhiều yếu tố khác mà chủ hàng phải cân nhắc khi lựa chọn.
Dưới đây là các tiêu chí cơ bản giúp chủ hàng lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng container.
-
Dịch vụ tại cảng
Các hãng vận tải container thường triển khai dịch vụ trọn gói từ cửa tới cửa (door-door), kết nối các cảng đi và cảng đến, đi kèm các dịch vụ hỗ trợ khác.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nhiều công ty giao nhận vận chuyển sẽ chào các dịch vụ đi kèm như hỗ trợ thủ tục hải quan, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu, cùng với dịch vụ vận chuyển quốc tế để thuận tiện cho chủ hàng.
Tại hai đầu cảng, các công ty vận chuyển đường biển bằng container cũng kết hợp dịch vụ vận vận tải đường đường bộ, bao gồm các phường tiện đầu kéo, xe chuyên dụng, trang thiết bị, xếp, dỡ container, giao nhận tận kho… Sự kết hợp các dịch vụ tại cảng đảm bảo sự nối dài và tạo thành chuỗi dịch vụ trong lĩnh vực vận tải đa phương thức, cũng như logistics.
Hãng vận tải được đưa vào diện xem xét phải có đủ năng lực đảm bảo phục vụ các nhu cầu vận chuyển của khách hàng.
-
Giá cước
Giá cước là một yếu tố quyết định trong quá trình lựa chọn nhà vận tải và thường là một trong những thông tin mà nhà cung cấp dịch vụ phải đáp ứng được. Ngoài phí dịch vụ, các chủ hàng sẽ kiểm tra chất lượng dịch vụ được cung cấp bởi đối tác tiềm năng.
Chủ hàng không nên đánh đổi giữa tiết kiệm giá cước và sự gia tăng của chi phí khác phát sinh nhưu hàng tồn kho dư thừa, dự phòng, rủi ro hết hàng…
-
Vận chuyển trực tiếp hay chuyển tải
Các hãng vận tải có thể cung cấp hai sản phẩm riêng biệt cho các chủ hàng có nhu cầu xuất khẩu đến các cảng quốc tế, giúp người gửi hàng có thể lựa chọn phù hợp với yêu cầu của mình hơn. Đó là vận chuyển trực tiếp (tới cảng đích chỉ với một con tàu) hoặc chuyển tải (lưu động vận chuyển hàng hoá bằng một hoặc nhiều con tàu khác nhau).
Mỗi hình thức vận chuyển có ưu và nhược điểm riêng, các chủ hàng phải cẩn thận đánh giá chi tiết từng loại vì khoảng cách liên quan, giá cước, thời gian vận chuyển đường biển và độ tin cậy của lịch trình sẽ khác nhau đối với mỗi tuyến đường. Sự lựa chọn tuyến đường của công ty sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như bản chất và giá trị của hàng hóa, mức độ khẩn cấp của việc vận chuyển, kết nối trở đi, điều kiện thời tiết, môi trường địa chính trị…
-
Dịch vụ khách hàng
Các chủ hàng nên chọn hãng vận chuyển nào có dịch vụ khách hàng tốt, và chủ động trong việc xử lý các vấn đề của khách hàng. Bởi, trong quá trình vận chuyển, các chủ hàng gần như phụ thuộc hoàn toàn vào hãng vận chuyển để cập nhật thường xuyên và báo cáo tình trạng hàng ngày.
Nếu hãng vận chuyển có đội ngũ chăm sóc khách hàng tốt, chủ hàng có thể được đảm bảo cập nhật kịp thời, khả năng hiển thị và bảo mật hàng hóa, sự hỗ trợ chủ động để đảm bảo việc giao hàng và hợp tác kịp thời từ hãng vận chuyển.
-
Thời gian vận chuyển
Đối với một số hàng đông lạnh có giá trị cao, hàng hóa thời vụ như quần áo thời trang, quần áo theo mùa…chủ hàng hàng muốn lô hàng đến nơi nhận càng nhanh càng tốt, để đảm bảo hoạt động kinh doanh.
Thời gian vận chuyển bên cạnh phụ thuộc vào các dịch vụ tại cảng, còn dựa vào sự lựa chọn tuyến vận chuyển và lịch trình của mỗi hãng tàu.
Các nhà cung cấp dịch vụ chậm hơn thường đưa ra mức giá thấp hơn để lôi kéo người gửi hàng đặt chỗ với họ, trong khi những nhà cung cấp dịch vụ nhanh hơn tính phí cao hơn. Do đó, chủ hàng cần đánh giá xem liệu lợi ích chi phí với thời gian vận chuyển để ra quyết định lựa chọn phù hợp.
-
Sự ổn định và bền vững
Một hãng vận tải ổn định trên thị trường sẽ đảm bảo năng suất dịch vụ cho nhu cầu vận chuyển của khách hàng. Về lâu dài, chủ hàng sẽ được hưởng nhiều lợi ích khi thỏa thuận với một đối tác có vị thế ổn định trên thị trường và mức tăng trưởng bền vững.
Mục đích là phát triển mối quan hệ cộng sinh và cùng có lợi, trong đó cả hai bên đều nỗ lực tối ưu hóa các lợi thế chiến lược dài hạn hơn là những lợi ích ngắn hạn. Vì lý do này, các công ty lớn thường thích hợp tác với các hãng vận tải nổi tiếng hơn và thường tham gia vào các mối quan hệ hợp đồng nhiều năm và nhiều tuyến đường thương mại.
-
Mối quan tâm về môi trường
Sự tập trung ngày càng tăng vào tác động môi trường của vận tải quốc tế và những nỗ lực phối hợp nhằm giảm phát thải khí nhà kính mà ngành vận tải biển gây ra đang ngày càng gia tăng tỷ trọng trong các tiêu chí lựa chọn mà các chủ hàng sử dụng để đánh giá và xếp hạng các hãng vận tải. Giữa hai công ty danh tiếng, khách hàng ngày nay thường có xu hướng chọn công ty thân thiện với môi trường hơn.
Hoàng Minh (theo Marine Insight xsmb)