4 bước nhập khẩu giấy Kraft cuộn từ Trung Quốc về Việt Nam

Giấy Kraft đang dần trở nên phổ biến đối với người tiêu dùng Việt Nam, Sử dụng giấy Kraft là một giải pháp thông minh để bảo vệ môi trường khỏi tình trạng nghiêm trọng như hiện nay. Nếu bạn đang chưa năm rõ thủ tục nhập khẩu mặt hàng này thì bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết các bước làm thủ tục nhập khẩu giấy kraft một cách  thật đơn giản.

1. Giấy Kraft là gì? Mã HS của giấy Kraft?

Giấy Kraft được sử dụng làm túi đựng trong các cửa hàng, túi quà tặng trong các sự kiện, bao đựng cho các loại bánh mì và thậm chí còn để gói quà.

Giấy Kraft có hai màu nâu vàng và trắng. Sự khác nhau giữa hai màu này là màu nâu vàng được làm từ sợi Xenlulozo, không qua bước tẩy trắng như giấy trắng.

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đầu tiên cần phải xác định mã số HS của mặt hàng đó. Giấy Kraft xác định mã HS dựa vào chất giấy. Dưới đây là một số mã HS giấy cuộn tham khảo:

    • 4804: Giấy và bìa Kraft không tráng, ở dạng cuộn hoặc tờ
    • 4805: Giấy và bìa Kraft không tráng khác, ở dạng cuộn hoặc tờ 
    • 4806: Giấy giả da gốc thực vật, giấy không thấm dầu mỡ, giấy can, giấy bóng mờ và giấy bóng trong hoặc các loại giấy trong khác, dạng cuộn hoặc tờ
    • 4808: Giấy bìa, đã tạo sóng, đã làm chun, làm nhăn, rập nổi hoặc đục lỗ, ở dạng cuộn hoặc tờ
    • 4810: Giấy và bìa, đã tráng một hoặc cả hai mặt bằng cao lanh hoặc các chất vô cơ khác, có hoặc không có chất kết dính, … 

2. Thuế Nhập Khẩu giấy Kraft.

Khi muốn nhập khẩu giấy kraft về Việt Nam cần nộp thuế nhập khẩu. Chi tiết về thuế như sau:

  • Thuế VAT: 10%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 20%
  • Thuế nhập khẩu từ Trung Quốc có chứng nhận xuất xứ form E: 0%
  • Thuế nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia, Indonesia có chứng nhận xuất xứ form D: 0%
  • Thuế nhập khẩu từ Hàn Quốc có chứng nhận xuất xứ form AK: 24%

3. Thủ tục Nhập Khẩu Kraft.

Do mặt hàng giấy cuộn không thuộc danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành hay xin giấy phép, cũng không thuộc danh mục kiểm dịch thực vật theo Thông tư 15/2018/TT – BNNPTNT nên doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu bình thường.

Nếu nội dung trên giấy Kraft đã đăng ký sở hữu trí tuệ thì phải tuân thủ theo pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Bộ hồ sơ mà doanh nghiệp cần chuẩn bị:

  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Packing list (Phiếu đóng gói hàng hóa)
  • Bill of lading (Vận đơn)
  • Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ)
  • Các chứng từ khác (nếu có)
    Khi đã hoàn thành thì nộp hồ sơ hải quan để đăng ký tờ khai hải quan. Doanh nghiệp sẽ phải nộp các loại khoản phí và lệ phí liên quan để hoàn thành các việc thông quan hàng hóa. Khi hoàn tất thì liên hệ trực tiếp với bên vận tải kéo hàng về kho.

Lưu Ý Bao Bì Sản Phẩm Khi Nhập Khẩu Giấy Kraft

Theo Nghị định 43/2017 quy định nhãn hàng phải thực hiện những nội dung sau:

  • Tên hàng hóa
  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa
  • Xuất xứ hàng hóa
  • Các nội dung khác theo tính chất của mỗi hàng hóa

Có rất nhiều đơn vị nhận làm thủ tục hải quan, trong đó Hoàng Trường Phát luôn là địa chỉ uy tín và được đông đảo khách hàng lựa chọn.

  • Hoàng Trường Phát có đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thủ tục hải quan, nhiệt tình trong công việc, sẵn sàng xử lý triệt để các vấn đề xảy ra.
  • Hoàng Trường Phát có mức chi phí cạnh tranh, hạn chế đến mức thấp nhất các phát sinh ngoài ý muốn trong quá trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu.
  • Hoàng Trường Phát đảm bảo tiến độ thông quan hàng hóa, duy trì sự ổn định trong chuỗi cung ứng doanh nghiệp.
  • Hoàng Trường Phát cung cấp các giải pháp hậu cần linh hoạt, độ tin cậy cao.

Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn về các bước làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu giấy Kraft. Nếu trong quá trình làm hồ sơ, có gặp bất kỳ khó khăn hay thắc mắc gì hãy liên hệ ngay để được tư vấn cụ thể.

Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0931587988